TRANG CHỦ / TIN TỨC

Điện - điện tử: ngành học dành cho những người đam mê máy móc

  • 09/04/2019
  • -
  • 01:42:29 PM
Thời gian gần đây, người dân Đà Nẵng đang “truyền tai” nhau về chiếc xe lăn điện chuyên dụng dành cho người khuyết tật do các giảng viên và sinh viên ngành điện - điện tử Đại học (ĐH) Duy Tân nghiên cứu, chế tạo...

Gặp gỡ và trò chuyện cùng ThS. Đặng Ngọc Sỹ - phó giám đốc trung tâm điện - điện tử (CEE) và Nguyễn Thanh Hùng, sinh viên năm 3 khoa điện - điện tử, chuyên nghành cơ điện tử về quá trình chế tạo xe lăn này.

PV: Chế tạo xe lăn điện dành tặng người khuyết tật, thầy và trò ngành điện - điện tử ĐH Duy Tân đã làm một việc ý nghĩa, thầy có thể chia sẻ về sản phẩm này?

ThS Đặng Ngọc Sỹ: Với những người khuyết tật đôi chân, việc đi lại của họ gặp rất nhiều khó khăn và họ phải thụ thuộc hoàn toàn vào xe lăn hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác. Trong khi đó, những chiếc xe lăn phổ biến mà người khuyết tật đang sử dụng hiện nay đều là những loại xe thô sơ, cần phải có người khác đẩy hoặc dùng rất nhiều lực từ đôi tay của chính người tàn tật để đẩy bánh xe khiến cơ thể nhiều mệt mỏi. Thực ra, trên thế giới cũng đã xuất hiện xe lăn điện nhưng giá thành rất cao nên những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam không đủ điều kiện để mua một chiếc xe như vậy. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thiết kế và sản xuất xe lăn với đầu kéo động cơ điện để người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng. Thiết kế này có 2 phần, trong đó phần đầu gắn động cơ có thể lắp vào khi đi ra ngoài và tháo ra để dễ dàng di chuyển trong nhà. Chúng tôi hi vọng đây là món quà tinh thần có ý nghĩa mà ĐH Duy Tân trao tặng cho người khuyết tật, đồng thời, mong rằng khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh, sẽ có nhiều hơn sự quan tâm dành cho người khuyết tật để giúp họ bớt những thiệt thòi trong cuộc sống.

Điện - điện tử: ngành học dành cho những người đam mê máy móc - Ảnh 2.

ĐH Duy Tân trao xe lăn điện cho người khuyết tật

Điện - điện tử: ngành học dành cho những người đam mê máy móc - Ảnh 3.

ĐH Duy Tân trao xe lăn điện cho người khuyết tật

PV: Để có thể tạo ra một chiếc xe lăn điện hoàn thiện và hữu dụng như vậy chắc chắn cần đến một đội ngũ các chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực điện - điện tử?

ThS Đặng Ngọc Sỹ: Không phải chỉ đến dự án xe lăn điện này mới có sự tham gia của sinh viên mà trước đó có rất nhiều dự án nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực điện - điện tử của chúng tôi đã luôn có sự kết hợp giữa thầy và trò.

Ví như dự án "Cánh tay robot cho người khuyết tật" mà chúng tôi đã trao tặng đến một số em học sinh ở tỉnh Quảng Nam cũng là thành quả của thầy và trò ĐH Duy Tân. Đưa sinh viên trực tiếp tham gia thực hiện các dự án, chế tạo sản phẩm cụ thể chính là một trong những phương pháp đào tạo mới mà khoa điện - điện tử và trung tâm điện - điện tử (CEE) của ĐH Duy Tân phối hợp triển khai nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên cũng như giúp các bạn có thể trực tiếp sáng tạo và hình thành các sản phẩm của riêng mình. Trong quá trình học tập, sinh viên đã tiếp cận với các môn học CDIO, vì vậy khi thực hiện các dự án thực nghiệm, các em đã có thể áp dụng một cách thành thục các kỹ năng và kiến thức đã học. Sinh viên điện - điện tử của trường bởi thế ngay khi chưa tốt nghiệp đã cho ra đời những sản phẩm rất hữu ích như: "robot dẫn người qua đường" được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng sáng tạo trẻ, "tủ cấp phát bao cao su thông minh" được đưa vào sử dụng thử nghiệm tại một số địa điểm công cộng ở Đà Nẵng, "robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu thuỷ" được ứng dụng tại công ty Sông Thu…

PV: Là sinh viên đã đóng góp công sức rất lớn trong dự án, Thanh Hùng có thể chia sẻ những việc mình được phân công làm trong quá trình thiết kế và sản xuất xe lăn điện?

Sinh viên Nguyễn Thanh Hùng: Ngay khi biết mình được lựa chọn để thực hiện dự án chế tạo xe lăn điện, em đã thực sự rất vui mừng. Bởi việc được trực tiếp cùng các thầy cô thiết kế một sản phẩm cụ thể sẽ giúp em có thêm nhiều cơ hội để thu nhận các kiến thức cũng như rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình làm việc, chúng em được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng. Trong đó, em tham gia gia công các chi tiết sản phẩm trên các loại máy móc, lắp ráp bộ điều khiển, vận hành và kiểm thử sản phẩm. Các công đoạn này đều gắn liền với những kiến thức chuyên môn mà chúng em đã được học trên giảng đường như: autocad inventor, solidworks, các phương pháp chế tạo, lập trình C++, thiết kế máy, chi tiết máy, sức bền Vật liệu,...nên đây cũng là cơ hội để chúng em tự đánh giá và kiểm chứng được năng lực của bản thân thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Điện - điện tử: ngành học dành cho những người đam mê máy móc - Ảnh 4.

Một số sản phẩm do sinh viênkhoa điện - điện tử ĐH Duy Tân chế tạo

Điện - điện tử: ngành học dành cho những người đam mê máy móc - Ảnh 5.

Một số sản phẩm do sinh viênkhoa điện - điện tử ĐH Duy Tân chế tạo

PV: Để chế tạo thành công một chiếc xe lăn điện cần phải sử dụng rất nhiều các loại máy móc và thiết bị hiện đại. Những máy móc này có "làm khó" Hùng không?

Sinh viên Nguyễn Thanh Hùng: Thực ra, trong quá trình học và thực hành, chúng em đã được tiếp xúc, sử dụng và biết cách vận hành những máy móc, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc nghiên cứu và chế tạo sản phẩm như: máy phay cơ, máy tiện vạn năng, máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,...

Ngoài ra, những sinh viên ngành điện - điện tử như em và các bạn ngành cơ điện tử còn có cơ hội thực hành với nhiều máy móc hiện đại, tân tiến hơn tại một số phòng thực hành khác trong trường như: phòng thực hành CNC, phòng gia công cơ bản tiện - phay, phòng thực hành PCL, robot công nghiệp, phòng vận hành và kiểm thử sản phẩm với các thiết bị: máy đo tốc độ, máy đo độ rung của kết cấu,...

Hầu hết các môn học của chúng em đều gắn liền giữa lý thuyết với thực hành nên khi cùng với các thầy cô tham gia chế tạo xe lăn điện, chúng em cũng không có gì bỡ ngỡ. Hơn nữa, các thầy ở trung tâm điện - điện tử (CEE) luôn rất nhiệt tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thầy trò cùng làm việc nên em đã nhanh chóng bắt được "nhịp" của công việc.

PV: Quá trình làm việc cùng nhau khi chế tạo xe lăn điện của các thầy trò chắc hẳn có rất nhiều những kỷ niệm khó quên?

ThS Đặng Ngọc Sỹ: Đối với mình, những ngày cả thầy và trò làm việc miệt mài từ sáng tới khuya, cố gắng hoàn thành xong từng chiếc xe sớm nhất để gửi tặng những người khuyết tật sẽ là những ngày tháng đáng nhớ nhất. Trên giảng đường, mình là thầy còn các em là trò nhưng khi cùng bắt tay vào dự án thì các em chính là những người đồng nghiệp, cùng thực hiện công việc, cùng giải quyết những vấn đề được đặt ra, cùng góp ý để sản phẩm được hoàn thiện hơn. Những ngày tháng đó chính là sợi dây gắn kết tình cảm thầy trò ngày càng khăng khít cũng như là nền tảng để đưa ra những ý tưởng sản phẩm mới.

Sinh viên Nguyễn Thanh Hùng: Ngoài những kỷ niệm đáng nhớ như thầy Sỹ đã chia sẻ thì với em, kỷ niệm khó quên nhất chính là ngày chiếc xe lăn điện được hoàn thiện và đưa ra chạy thử. Nhìn chiếc xe lăn chạy bon bon trên đường, mọi chức năng hoạt động rất tốt khiến em cảm thấy thực sự vui mừng. Đó chính là "trái ngọt" dành cho thầy và trò sau một khoảng thời gian dài làm việc vất vả. Và, khi những chiếc xe lăn này được trao tặng đến những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, những người có công với cách mạng càng khiến em thêm tự hào bởi mình cũng đã đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo ra sản phẩm giúp các cô, các bác, các chú đi lại thuận tiện hơn, giúp họ bớt đi phần nào những khó khăn và vất vả trong cuộc sống.

PV: Cảm ơn ThS. Đặng Ngọc Sỹ và sinh viên Nguyễn Thanh Hùng. Chúc thầy và trò ĐH Duy Tân sẽ còn tiếp tục thiết kế nhiều hơn nữa các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng trong thời gian tới.

Mùa tuyển sinh 2019, ĐH Duy Tân quyết định trao học bổng cho các thí sinh theo học ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử:

Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ kỳ thi THPT quốc gia >= điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử.

700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học ngành ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử.

39 suất học bổng toàn phần (100% học phí toàn khóa học) với tổng trị giá hơn 3 tỉ đồng cho những thí sinh đăng ký vào học bất kỳ chuyên ngành nào của chương trình tiên tiến & quốc tế trong đó có chuyên ngành điện - điện tử chuẩn PNU có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ kỳ thi THPT quốc gia đạt từ 23 điểm trở lên.

10 suất học bổng của Đại học Purdue Northwest (PNU): 10.000.000 VNĐ/suất.

10 suất, mỗi suất 5.000.000 VNĐ cho chương trình chuẩn PNU.

tên ngành dien tu

Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: khoa điện - điện tử

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

QUY ĐỊNH KHI VÀO PHÒNG THI MÀ THÍ SINH CẦN BIẾT TẠI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT

  • 23/05/2020
  • -
  • 07:45:08 AM
Những quy định thí sinh cần biết khi vào phòng thi, trong phòng thi và khi dự thi tránh bị kỷ luật không đáng có trong kỳ...

9 bí quyết giữ sức khỏe trong mùa thi

  • 23/05/2020
  • -
  • 07:40:10 AM
Các bí quyết dưới đây sẽ giúp các sĩ tử có một sức khỏe ổn định và tinh thần tốt nhất để bước vào kỳ thi đại học đầy áp lực...