TRANG CHỦ / TIN TỨC

Xếp hạng các đại học Việt Nam qua công bố quốc tế

  • 19/08/2019
  • -
  • 02:25:33 PM
Trong năm 2018, các đơn vị nghiên cứu và giáo dục tại Việt Nam đã công bố tổng cộng 6707 công trình trên các tạp chí ISI (dữ liệu Web of Science - WoS).

Xếp hạng các đại học Việt Nam qua công bố quốc tế - Ảnh 1.

Top 10 các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019 (dữ liệu WoS 01/08/2019)

Đến đầu tháng 8/2019, tuy thời gian mới đi được hơn một nửa, nhưng tổng số công bố của các đơn vị ở Việt Nam đã đạt 70% so với toàn bộ năm 2018.

Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam

Trong số những đơn vị tăng trưởng nhanh của Việt Nam, đáng chú ý hơn cả là Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành; vốn nằm ngoài Top 10 ở năm 2018, nhưng hiện đã vượt lên đứng thứ 5 xét về số lượng công bố tính đến 7 tháng đầu năm 2019. Điều này dự báo những thay đổi thú vị về thứ hạng của Top 10 về công bố quốc tế của Việt Nam trong vài năm sắp đến.

Xếp hạng các đại học Việt Nam qua công bố quốc tế - Ảnh 2.

Thống kê số công bố ISI của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 (dữ liệu WoS 01/08/2019)

Đầu tư cho nghiên cứu với bối cảnh Việt Nam trong thời gian đến

Duy trì và nâng cao số lượng cũng như chất lượng công bố quốc tế để lọt vào các bảng xếp hạng uy tín trong thời gian sắp đến sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng nếu các đơn vị tại Việt Nam thiếu một nguồn lực tài chính dồi dào nếu muốn đi đường dài. Kể cả trường hợp đã có tên trên bảng xếp hạng, việc cần thêm rất nhiều tiền cho nghiên cứu để tiến lên những vị trí cao hơn cũng là rất thiết yếu, xét ở bình diện đóng góp cho quốc gia và quốc tế; hơn là việc tự hài lòng trong khi vẫn chỉ luôn đứng ở đáy của các bảng xếp hạng đó. Nhưng đầu tư như thế nào cho hợp lý trong bối cảnh Việt Nam vẫn là nước có trình độ nghiên cứu chưa theo kịp các nước tiên tiến, và người dân vẫn chưa thật sự được hưởng lợi gì từ nhiều nghiên cứu của các đơn vị giáo dục và nghiên cứu của nước nhà do cơ cấu phát triển ngành nghề công nghiệp và kỹ thuật ở nước ta chưa hẳn đã ở mức cao?

Trước tình hình đó, có lẽ việc tăng cường hợp tác giữa các trường trong nước và với các trường nước ngoài để cùng tăng sản lượng và chất lượng công bố, là điều quan trọng cần tiếp tục duy trì trong nỗ lực thay đổi cả "lượng" và "chất", bên cạnh việc tự xây dựng năng lực nghiên cứu của chính mỗi đơn vị. Chẳng hạn, cho đến nay các bài báo trên những tạp chí hàng đầu như Science hay Nature vẫn là niềm mơ ước của các trường Việt Nam; nhưng với suất đầu tư thông thường lên đến hàng triệu hay hàng chục triệu đôla Mỹ cho mỗi bài báo như vậy trên thế giới, liệu có đơn vị giáo dục hay nghiên cứu nào của Việt Nam có đủ lực để làm được và duy trì? Chính vì vậy, nếu bất kỳ một đơn vị nào có thể hợp tác được với nước ngoài để tạo ra được những kết quả ở tầm đó thì cũng sẽ là một việc đáng trân trọng nhằm tạo ra đột phá với một tỷ suất đầu tư thấp hơn.

Xếp hạng các đại học Việt Nam qua công bố quốc tế - Ảnh 3.

Thành tích công bố ISI 7 tháng đầu năm 2019 của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu khối ASEAN (dữ liệu WoS 01/8/2019)

Vấn đề tên tiếng Anh của các trường đối với xếp hạng quốc tế

Để có được kết quả đánh giá xếp hạng chính xác nhất, việc chuẩn hóa tên gọi bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Hãy thử tưởng tượng, một đơn vị sau khi đầu tư rất nhiều để có được công bố, nhưng công bố đó lại không thể tìm kiếm ra được một cách thông thường trong các hệ thống thư mục khoa học uy tín chỉ vì tên đơn vị viết không đúng: hệ quả là nhiều công bố của đơn vị sẽ không được tính trong kết quả xếp hạng. Đó sẽ là một mất mát vô lý.

Chính vì vậy, một khi đã quan tâm đến xếp hạng đại học ở tầm quốc tế, các đơn vị nghiên cứu cần nghiêm túc lưu tâm đến vấn đề về tên tiếng Anh trên bài báo. Ngay từ năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, chấn chỉnh tên viết bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế. Trước đó cũng đã có nhiều chuyên gia lên tiếng về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình dù có thay đổi nhưng vẫn còn khá lộn xộn. Thật vậy, qua nghiên cứu dữ liệu công bố của các trường ở Việt Nam trong hai năm gần nhất là 2017 và 2018, đáng buồn là tên gọi bằng tiếng Anh của nhiều trường đại học tại Việt Namvẫn còn được viết bằng nhiều cách khác nhau.

(Trích nguồn DTU Research Infometa Group)

[1] Asia University Ranking 2019. https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2019/regional-ranking#!/page/0/length/-1/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats

[2] Asia University Ranking 2019 - Methodology. https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/asia-university-rankings-2019-methodology

[3] Công bố quốc tế, niềm tự hào nên lùi vào quá vãng, khoa học phát triển. http://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/cong-bo-quoc-te-niem-tu-hao-nen-lui-vao-qua-vang/20190516021453160p1c785.htm

Lưu ý: Dữ liệu WoS thống kê theo năm công bố. Do đó, việc thống kê theo năm học, từ giữa năm này đến giữa năm sau, chỉ mang tính tương đối. Số lượng chính xác theo năm học chỉ có thể do mỗi trường tự thống kê cho mình. Ngoài ra, lượng công bố thống kê từ WoS thường nhỏ hơn con số các trường thực sự đã công bố được vì những sai lệch về tên gọi, cách viết tắt, thứ tự tác giả, và trường chủ quản trong những bài báo với hàng trăm trường cùng tham gia,…

QUY ĐỊNH KHI VÀO PHÒNG THI MÀ THÍ SINH CẦN BIẾT TẠI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT

  • 23/05/2020
  • -
  • 07:45:08 AM
Những quy định thí sinh cần biết khi vào phòng thi, trong phòng thi và khi dự thi tránh bị kỷ luật không đáng có trong kỳ...

9 bí quyết giữ sức khỏe trong mùa thi

  • 23/05/2020
  • -
  • 07:40:10 AM
Các bí quyết dưới đây sẽ giúp các sĩ tử có một sức khỏe ổn định và tinh thần tốt nhất để bước vào kỳ thi đại học đầy áp lực...